Sàn gỗ laminate hay còn gọi sàn gỗ công nghiệp mật độ cao, đây là một vật liệu trang trí vô cùng phổ biến trên toàn thế giới & tại Việt Nam. Mặc dù xuất hiện ở khắp mọi nơi, nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về Laminate. Hãy cùng khám phá chi tiết về loại vật liệu này và tìm hiểu vì sao nó lại được ưa chuộng đến vậy.
Mục lục
Tổng quan về sàn gỗ laminate
Sàn gỗ loại laminate hay còn gọi là sàn gỗ công nghiệp, là một loại sàn sử dụng bề mặt phủ Laminate, với tên đầy đủ là sàn High Pressure Laminate. Sản phẩm này được chế tạo từ bột gỗ tự nhiên, ép cứng thành các tấm ván mật độ cao chắc chắn, thường sử dụng cốt HDF.
Từ khi ra đời đến bây giờ, sàn gỗ loại laminate đã dẫn trở thành một sự thay thế ưu việt cho sàn gỗ tự nhiên nhờ khả năng khắc phục nhiều nhược điểm của gỗ thật. Bề mặt phủ laminate của sàn gỗ này có nhiều tính năng vượt trội như khả năng chịu nước, chống trầy xướng, chống trơn trượt cũng như chịu được nhiệt cao. Đặc biệt, loại sàn gỗ này rất đa dạng về màu sắc & họa tiết, mang đến nhiều lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, quy trình sản xuất sàn gỗ loại laminate ngày càng tiên tiến, giúp sản phẩm không bị cong vanh theo thời gian. Trên thị trường hiện nay, có nhiều thương hiệu sàn gỗ loại laminate có khả năng chống nước lên đến 1000 giờ & chống mối mọt vĩnh viễn, thu hút sự quan tâm của người dùng.
Ưu & nhược điểm của loại sàn gỗ loại laminate
Sàn gỗ công nghiệp laminate mang đến nhiều giải pháp tối ưu cho người dùng, nhờ vào những ưu điểm vượt trội so với các loại sàn khác. Tuy nhiên, như bất kỳ sản phẩm nào, sản gỗ này cũng có các nhược điểm nhất định. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về các mặt ưu & nhược điểm để các bạn có thể cân nhắc trước khi lựa chọn.
Ưu điểm của ván sàn Laminate
Dưới đây là tổng hợp ưu điểm của ván sàn Laminate:
Chống chịu được nước tốt
Sàn gỗ loại laminate được thiết kế với khả năng chịu nước tốt, giúp bảo vệ sàn khỏi hư hại do nước. Công nghệ hiện đại giúp tăng cường khả năng chống thấm, đặc biệt với những loại sàn cao cấp có thể chịu nước trong một thời gian dài.
Chống mối mọt rất hiệu quả
Một trong những ưu điểm nổi bật của sàn gỗ này là khả năng chống mối mọt. Điều này giúp sàn gỗ duy trì độ bền & chất lượng trong quá trình sử dụng, không bị hư hại bởi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Chống chọi được trầy xước & chịu lực tốt
Bề mặt của sàn gỗ này được phủ một lớp nhôm oxit (Al2o3) cứng & bền, giúp chống trầy xước, chịu lực tốt. Việc này giúp sàn luôn giữ được vẻ đẹp, mới mẻ ngay cả khi chiều nhiều tác động từ hoạt động hằng ngày.
Chống được cong vênh
Nhờ một cấu trúc đặc biệt cùng lớp cốt ván HDF chắc chắn, sàn gỗ này có khả năng chống được cong vênh hiệu quả. Việc này đảm bảo sàn luôn phẳng & đẹp, không bị biến dạng theo thời gian.
Chống mài mòn & cân bằng ẩm rất tốt
Lớp bề mặt laminate được phủ lớp Al2O3 không chỉ chống trầy xước mà còn chống mài mòn hiệu quả. Đặc biệt, lớp đế dưới đáy sàn giúp cân bằng, chống ẩm từ dưới sản, đảm bảo ngăn thấm nước hai chiều hoàn hảo.
Nhược điểm của loại sàn Laminate
Dưới đây là tổng hợp nhược điểm của ván sàn Laminate:
Chất lượng sản phẩm sàn gỗ không đồng đều
Trên thị trường có nhiều sàn gỗ Việt Nam loại laminate với các chất lượng khác nhau. Một số sản phẩm kém chất lượng có thể bị mối mọt tấn công, hư hại do lực hoặc cong vênh. Người dùng nên chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh chi phí sửa chữa, bảo trì cao.
Cần phải chú ý đến quá trình bảo quản kỹ lưỡng
Sàn gỗ loại Laminate đòi hỏi sự bảo quản kỹ lưỡng để tránh hư hại. Việc không lau chùi nước ngay khi đổ ra sàn hoặc không tuân thủ các hướng dẫn bảo quản có thể làm giảm tuổi thọ của sàn gỗ.
Cấu tạo của sàn gỗ loại laminate
Sàn gỗ loại laminate trước khi được đưa ra thị trường cần đáp ứng đủ 4 lớp cấu tạo chính. Mỗi lớp có thành phần & công dụng riêng biệt, giúp tạo ra những đặc tính vượt trội cho sản phẩm. Dưới đây là chi tiết về các lớp cấu tạo của loại sàn gỗ này:
Lớp bảo vệ bề mặt
Thành phần: Lớp này thường được phủ một lớp nhôm oxit.
Công dụng: Nhôm oxit có tác dụng chống trầy xước, chống cháy tàn thuốc lá, chống phai màu do các hóa chất tẩy rửa. Điều này giúp bề mặt sàn luôn giữ được độ bóng, màu sắc & vẻ đẹp ban đầu trong quá trình sử dụng.
Lớp giấy trang trí
Thành phần: Lớp giấy này có thể tạo ra nhiều kiểu dáng & họa tiết đa dạng như là giả vân gỗ, giả đá hay giả gạch.
Công dụng: Sau khi được in hoa tiết, lớp giấy này được nhúng keo melamine & ép dưới nhiệt độ cao cùng áp suất lớn. Keo melamine giúp lớp giấy có khả năng chống trầy xước, giữ màu sắc bền lâu, tạo ra các hoa văn sống động & tự nhiên.
Lớp cốt ván HDF
Thành phần: Lớp cốt ván HDF được tạo ra từ bột sợi gỗ có mật độ cao, được ép nén với áp suất lớn.
Công dụng: Lớp cốt HDF này quyết định độ dày của tấm ván, có khả năng chống ẩm & chịu lực cao, đảm bảo độ bền cùng sự chắc chắn cho sàn gỗ. Đây là yếu tố quan trọng giúp sàn gỗ loại laminate có thể chịu được tác động mạnh, sử dụng bền bỉ qua thời gian.
Lớp giấy cân bằng
Thành phần: Đây là một lớp giấy nhúng keo melamine nhưng không có họa tiết trang trí.
Công dụng: Lớp giấy này giúp cân bằng tấm ván khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, giúp tấm ván luôn phẳng & chống ẩm ngược từ mặt dưới. Điều này giúp duy trì sự ổn định cùng độ bền của sàn gỗ trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Như vậy, qua bài viết này, Nội thất Toàn Thắng đã giới thiệu về sàn gỗ laminate, cũng như phân tích chi tiết về các ưu & nhược điểm của loại vật liệu này. Hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp các thông tin hữu ích cho các bạn trong việc lựa chọn sử dụng loại sàn gỗ này.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về kích thước tấm ốp than tre phổ biến hiện nay