Ngày nay, xu hướng sử dụng sàn gỗ tự nhiên ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, chúng còn giúp nâng tầm đẳng cấp cho căn hộ cũng như thể hiện được phong cách của gia chủ. Theo dõi bài viết dưới đây cùng Nội thất Toàn Thắng để biết được mọi thông tin cũng như giá thành của loại vật liệu này.
Mục lục
Sơ lược về sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên là sản phẩm được làm từ thân cây gỗ tự nhiên, trải qua nhiều công đoạn xử lý, tạo nên thành phẩm sàn gỗ với nhiều mẫu mã, màu sắc, kích thước khác nhau. Những loại thường dùng để sản xuất sàn gỗ phổ biến là sàn gỗ Chiu Liu, Sồi, Giá Tỵ, sàn gỗ Căm Xe Lào, Gõ Đỏ,…
Sàn gỗ tự nhiên ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là tại những căn căn biệt thự, villa sang trọng. Chúng không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh tế, hiện đại mà còn giúp khẳng định đẳng cấp cho không gian, đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia chủ với những ưu điểm vượt trội như chống mối một, khả năng chịu lực tốt,…
Đặc biệt, tại các nước có khí hậu đối lập giữa các mùa như Việt Nam, nắng nóng, oi bức vào mùa hè và lạnh buốt, ẩm ướt vào mùa đông, sàn gỗ tự nhiên còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong nhà. Vì thế, sàn gỗ tự nhiên đã, đang và sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, thông minh dành cho mọi gia đình.
Cấu tạo sàn gỗ tự nhiên
Vì được tạo nên từ 100% gỗ tự nhiên nên sàn gỗ tự nhiên sẽ có cấu tạo tương đối khác biệt so với những dòng vật liệu lót sàn khác. Cụ thể như sau:
- Ngoài cùng được phủ sơn UV 6 lớp có nguồn gốc từ thực vật an toàn bằng công nghệ cao của Đức. Lớp phủ này giúp bảo vệ sàn gỗ không bị trầy xước, đồng thời tạo độ bóng, tăng giá trị thẩm mỹ.
- Kế đến là lớp gỗ tự nhiên, song song với chúng là những lớp phụ có vai trò chống mài mòn và trầy xước.
- Phần hèm khóa có thiết kế đơn giản với cấu tạo âm dương giúp liên kết các tấm sàn gỗ lại với nhau.
- Tại mặt đáy có các đường cắt, tạo nên những rãnh nhỏ nhằm mục đích tránh hiện tượng cong vênh khi thời tiết thay đổi.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại vật liệu lót sàn này, Nội thất Toàn Thắng sẽ phân tích những ưu và nhược điểm của chúng.
Ưu điểm sàn gỗ tự nhiên
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội dưới đây mà sàn gỗ tự nhiên ngày càng trở nên thịnh hành trên thị trường:
- Khả năng chống nước cực tốt, không bị cong vênh hay co ngót, mặc cho sự thay đổi thất thường của thời tiết.
- Được ứng dụng công nghệ sơn cao cấp của Đức nên có độ chịu lực cũng như chống trầy xước rất cao.
- Khả năng chống mối mọt, ẩm mốc cao hơn hẳn so với sàn gỗ công nghiệp.
- Sàn gỗ tự nhiên cách âm và cách nhiệt rất tốt. Đồng thời chúng còn có khả năng biến nhiệt, cho cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ hơn vào mùa hè.
- Độ bền cao, thời gian sử dụng có thể lên đến hàng chục năm mà vẫn đảm bảo được màu sắc, hoa văn nguyên bản.
- Gia chủ có thể đánh bóng và sơn lại sau nhiều năm sử dụng. Khi đó, sàn gỗ sẽ trở lại trạng thái mới và đẹp như ban đầu.
- Quá trình lắp đặt, tháo gỡ nhanh chóng, dễ dàng nhờ sự linh hoạt của phần hèm khóa.
- Khả năng tỏa mùi thơm tự nhiên ở một số loại gỗ đặc biệt, cực kỳ phù hợp để lắp đặt cho phòng thờ, phòng thiền hay phòng ngủ. Không chỉ tạo cảm giác dễ chịu mà còn làm gia tăng tính sang trọng cho không gian.
- An toàn cho sức khỏe mọi người, thân thiện với môi trường cũng như tiết kiệm chi phí vì bạn chỉ cần đầu tư một lần là đã có thể sử dụng lâu dài.
- Thoải mái vệ sinh bằng những chất tẩy rửa thông thường mà không lo sàn gỗ bị biến đổi tính chất vật lý.
Tham khảo thêm: So sánh Sàn gỗ Engineer và Sàn gỗ Tự nhiên
Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì sàn gỗ tự nhiên cũng còn tồn tại một vài nhược điểm nhất định:
- Vì được làm từ 100% gỗ tự nhiên nên có giá thành khá cao.
- Bản chất của gỗ thịt nguyên thanh là sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như độ ẩm từ môi trường: nở ra vào mùa hè và co lại vào mùa mưa. Đây chính là lý do vì sao phải chừa một khoảng hở kỹ thuật dọc theo tường lúc thi công.
- Giai đoạn thi công sẽ lâu hơn một chút so với những loại sàn khác do phần hèm khóa là hèm âm dương, đòi hỏi các mối ghép phải được bôi keo hoàn toàn nên khá mất thời gian.
- Mặc dù đã được phủ lớp sơn UV bởi công nghệ Đức nhưng khả năng chống trầy xước vẫn còn hạn chế.
Các loại sàn gỗ tự nhiên phổ biến
Hiện nay, trên thị trường đang có 2 loại sàn gỗ tự nhiên phổ biến nhất, bao gồm sàn gỗ tự nhiên Solid và sàn gỗ tự nhiên ghép thanh.
Sàn gỗ tự nhiên Solid
Là loại sàn gỗ cao cấp với giá thành mắc nhất hiện nay. Loại sàn gỗ này được cấu tạo bởi 100% gỗ tự nhiên nguyên thanh. Vì vậy, thành phẩm sẽ có độ ổn định cũng như tính thẩm mỹ cao nhất, khẳng định được phong cách, vị thế của gia chủ.
Sàn gỗ tự nhiên ghép thanh
Đúng như tên gọi, sàn gỗ tự nhiên ghép thanh được tạo nên từ những miếng gỗ tự nhiên nhỏ ghép lại với nhau. Loại vân này sẽ khiến người nhìn cảm thấy khá rối mắt. Nhưng cũng chính vì thế mà chúng sẽ có giá thành rẻ hơn so với sàn gỗ Solid.
Tham khảo thêm: [Review] Sàn gỗ tự nhiên nào tốt nhất?
Bên cạnh 2 loại sàn kể trên, trên thị trường hiện nay còn có loại sàn gỗ tự nhiên Engineer, còn được gọi là sàn gỗ kỹ thuật. Chúng được cấu tạo bởi lớp gỗ tự nhiên dày 3mm ở mặt trên và lớp gỗ Plywood dày 12mm (nhập khẩu từ Nga).
Những thanh gỗ này được kết nối bằng keo chuyên dụng có chứa Formaldehyde với nồng độ an toàn. Nhìn chung, loại sàn gỗ này cũng có tính ổn định tương đối cao, nhưng xét về khả năng chống mối mọt thì sẽ không thể nào so sánh được với 2 loại sàn gỗ tự nhiên kể trên.
Cập nhật giá sàn gỗ tự nhiên mới nhất 2023
STT | Loại gỗ | Kích thước | Đơn giá |
1 | Sàn gỗ Tần Bì (Ash) | 15 x 90 x 450mm | 820.000 |
2 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 850.000 | |
3 | 15 x 90 x 600mm | 850.000 | |
4 | 15 x 90 x 750mm | 870.000 | |
5 | 15 x 90 x 900mm | 900.000 | |
6 | 15 x 120 x 900mm | 980.000 | |
7 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 140.000 | |
8 | Sàn gỗ Sồi Mỹ (Oak) | 15 x 90 x 450mm | 820.000 |
9 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 850.000 | |
10 | 15 x 90 x 600mm | 850.000 | |
11 | 15 x 90 x 750mm | 870.000 | |
12 | 15 x 90 x 900mm | 900.000 | |
13 | 15 x 120 x 900mm | 980.000 | |
14 | 15 x 120 x 900mm gỗ ghép | 650.000 | |
15 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 140.000 | |
16 | Sàn gỗ Căm xe Lào | 15 x 90 x 450mm | 850.000 |
17 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 900.000 | |
18 | 15 x 90 x 600mm | 890.000 | |
19 | 15 x 90 x 750mm | 910.000 | |
20 | 15 x 90 x 900mm | 930.000 | |
21 | 15 x 120 x 900mm | 1.000.000 | |
22 | 15 x 120 x 900mm gỗ ghép | 750.000 | |
23 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 160.000 | |
24 | Sàn gỗ Gõ đỏ Nam Phi | 15 x 90 x 450mm | 930.000 |
25 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 980.000 | |
26 | 15 x 90 x 600mm | 1.000.000 | |
27 | 15 x 90 x 750mm | 1.030.000 | |
28 | 15 x 90 x 900mm | 1.080.000 | |
29 | 15 x 120 x 900mm | 1.200.000 | |
30 | 18 x 120 x 900mm | 1.250.000 | |
31 | 18 x 150 x 1850mm | 1.600.000 | |
32 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 160.000 | |
33 | Sàn gỗ Gõ đỏ Lào (Cà Te) | 15 x 90 x 450mm | 1.350.000 |
34 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 1.400.000 | |
35 | 15 x 90 x 600mm | 1.450.000 | |
36 | 15 x 90 x 750mm | 1.500.000 | |
37 | 15 x 90 x 900mm | 1.550.000 | |
38 | 20 x 120 x 900mm | 2.000.000 | |
39 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 210.000 | |
40 | Sàn gỗ Chiu Liu Lào (Chiêu Liêu) | 15 x 90 x 450mm | 960.000 |
41 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 1.100.000 | |
42 | 15 x 90 x 600mm | 980.000 | |
43 | 15 x 90 x 750mm | 1.000.000 | |
44 | 15 x 90 x 900mm | 1.020.000 | |
45 | 15 x 120 x 900mm | 1.120.000 | |
46 | 15 x 120 x 900mm gỗ ghép | 800.000 | |
47 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 180.000 | |
48 | Sàn gỗ Óc Chó Mỹ (Walnut) | 15 x 90 x 450mm | 1.350.000 |
49 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 1.400.000 | |
50 | 15 x 90 x 600mm | 1.400.000 | |
51 | 15 x 90 x 750mm | 1.450.000 | |
52 | 15 x 90 x 900mm | 1.500.000 | |
53 | 16 x 120 x 900mm | 1.600.000 | |
54 | 15 x 120 x 900mm gỗ ghép | 900.000 | |
55 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 190.000 | |
56 | Sàn gỗ Giá Tỵ (Teak Lào) | 15 x 90 x 450mm | 780.000 |
57 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 830.000 | |
58 | 15 x 90 x 600mm | 810.000 | |
59 | 15 x 90 x 750mm | 830.000 | |
60 | 15 x 90 x 900mm | 850.000 | |
61 | 15 x 120 x 900mm | 950.000 | |
62 | 15 x 120 x 900mm gỗ ghép | 700.000 | |
63 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 140.000 | |
64 | Sàn gỗ Teak Myanmar (Miến Điện) | 15 x 90 x 450mm | 2.300.000 |
65 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | Liên hệ | |
66 | 15 x 90 x 600mm | Liên hệ | |
67 | 15 x 90 x 750mm | Liên hệ | |
68 | 15 x 90 x 900mm | 2.500.000 | |
69 | 15 x 120 x 900mm | Liên hệ | |
70 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | Liên hệ | |
71 | Sàn gỗ Giáng Hương (Hương Lào) | 15 x 90 x 450mm | 1.650.000 |
72 | 15 x 90 x 450mm (xương cá) | 1.700.000 | |
73 | 15 x 90 x 600mm | 1.800.000 | |
74 | 15 x 90 x 750mm | 1.900.000 | |
75 | 15 x 90 x 900mm | 2.000.000 | |
76 | 15 x 120 x 900mm gỗ ghép | 900.000 | |
77 | Len chân tường 15 x 90 x 2430mm | 210.000 | |
78 | Sàn gỗ Cẩm Lai (Cẩm Paorosa) | 15 x 90 x 900mm | 1.200.000 |
79 | Sàn gỗ Lim (Nam Phi) | 15 x 90 x 900mm | 850.000 |
80 | Sàn gỗ Thông | 15 x 90 x 900mm | 600.000 |
81 | Sàn gỗ Muồng | 15 x 90 x 900mm | 700.000 |
82 | Sàn gỗ Tràm | 15 x 90 x 900mm | 600.000 |
83 | Sàn gỗ Hương Đá | 15 x 90 x 900mm | Liên hệ |
84 | Sàn gỗ Hương Đỏ (Nam Phi) | 15 x 90 x 900mm | Liên hệ |
Tham khảo thêm: Bảng giá nẹp sàn gỗ mới nhất
Chi phí nhân công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Mỗi đơn vị cung cấp sàn gỗ sẽ có mức chi phí cho thi công lắp đặt khác nhau. Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến giá hoàn thiện cho sản phẩm. Nhìn chung, giá hoàn thiện sàn gỗ tự nhiên sẽ được tính theo công thức:
Giá sàn gỗ tự nhiên = Giá vật tư sàn gỗ + chi phí nhân công lắp đặt + vật tư phụ + phí vận chuyển
Bạn có thể tham khảo bảng phí lắp đặt sàn gỗ hiện nay tại Nội thất Toàn Thắng để có thể nắm bắt giá mặt bằng chung trên thị trường.
STT | Đơn giá thi công | Đơn giá |
1 | Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên bình thường (lát thẳng) | 90.000đ/m2 |
2 | Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên xương cá | 130.000đ/m2 |
3 | Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp, nhựa giả gỗ, sàn nhựa sẵn keo | 40.000đ/m2 |
4 | Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp xương cá | 75.000đ/m2 |
5 | Ốp lát mặt bậc cầu thang gỗ công nghiệp | 400.000đ/m2 |
6 | Ốp tường nhựa vân gỗ, giả đá hoa cương | 150.000đ/m2 |
7 | Đóng len chân tường | 15.000đ/m2 |
8 | Dán giấy dán tường | 300.000đ/m2 |
Tham khảo thêm: Đơn vị thi công sàn gỗ tại TPHCM uy tín
Quy trình lắp đặt sàn gỗ tự nhiên chuẩn nhất
Đi đôi với chất lượng sàn gỗ, tay nghề của người thợ thi công cũng là yếu tố quan trọng không kém để góp phần tạo nên một sàn nhà đảm bảo bền, đẹp. Dưới đây, Nội thất Toàn Thắng sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đặt sàn gỗ đúng chuẩn kỹ thuật nhất.
- Vệ sinh sàn nhà sạch sẽ trước khi tiến hành lát sàn. Những vùng nền xấu cần được khắc phục bằng cách tô trát rồi đánh phẳng lại cẩn thận.
- Cán một lớp keo sữa mỏng sau đó trải Foam lên trên nhằm mục đích tạo độ êm cho sàn gỗ, tăng khả năng cách âm đồng thời giảm áp lực giữa nền bê tông với sàn gỗ.
- Thực hiện lát sàn gỗ theo chiều dài của căn phòng. Dọc theo đó, chúng ta tiếp tục tiến hành ghép hàng đầu tiên tính từ góc tường trở ra. Lưu ý phần hèm dương phải hướng vào phía chân tường. Ngược lại, phần hèm âm sẽ hướng ra ngoài.
- Dùng kê tạo nên một khoảng hở tầm 1.2cm giữa sàn gỗ và tường nhà.
- Ghép các đầu thanh gỗ lại với nhau bằng cách đặt cạnh dương của miếng gỗ tiếp theo vào cạnh âm của miếng gỗ liền kề trước đó, tạo thành dạng so le theo bậc thang.
- Dùng búa cao su (hoặc búa thường) đóng nêm gỗ vào để cố định các thanh gỗ.
- Sau khi hoàn thành công đoạn ghép sàn, bạn chuyển sang bước đóng phào và nẹp chân tường là xong.
Lưu ý: Khi nghiệm thu, sàn gỗ đặt yêu cầu phải đảm bảo khít mạch, không bị hở, đi lại êm ái, không có âm thanh cọt kẹt. Phần phào phải đẹp, vuông vức, vết nối cũng như góc cạnh kín không bị hở quá to.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn lắp đặt, thi công sàn gỗ xương cá
Ứng dụng của sàn gỗ tự nhiên
Nhờ những ưu điểm vượt trội mà sàn gỗ tự nhiên ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Hầu hết khách hàng đều ưu tiên lắp đặt loại sàn này trong mọi không gian sinh hoạt tại nhà như phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ,… mang lại cảm giác ấm cúng, thân thiện đồng thời không kém phần lịch sự, sang trọng.
Những khu vực, vị trí kể trên đều có đặc điểm chung đó là khô thoáng, ít phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là những điều kiện thích hợp để lắp sàn gỗ vì sẽ đảm bảo kéo dài được tuổi thọ cho sàn nhà, bền bỉ và không bị phai màu theo thời gian.
Kinh nghiệm chọn sàn gỗ tự nhiên phù hợp
Khi lựa chọn sàn gỗ nói riêng hay bất kỳ vật liệu nội thất nào nói chung cho tổ ấm, bạn cũng cần phải nắm được những đặc tính của chúng để đưa ra quyết định đúng đắn. Không nên đơn thuần chỉ dựa vào sở thích cá nhân.
Sau đây là một số yếu tố mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn sàn gỗ tự nhiên sao cho phù hợp nhất.
Dựa vào phong cách nội thất trong ngôi nhà
Sàn nhà là một yếu tố góp phần tạo nên tính thẩm mỹ cho cả không gian nhà ở, đặc biệt tại khu vực phòng khách vì nó còn đại diện cho bộ mặt của gia chủ. Do đó, cần lựa chọn loại ván gỗ sao cho hài hòa với phong cách nội thất tại khu vực này.
Tham khảo thêm: Sự kết hợp hoàn hảo của màu sàn gỗ và nội thất
Đối với phong cách nội thất nhẹ nhàng, đơn giản, hiện đại, bạn có thể chọn màu sàn gỗ thiên về tông màu sáng, tự nhiên. Còn đối với nhà có thiết kế cổ điển, nghiêm trang một chút, thì bạn nên cân nhắc những màu sắc trầm, ấm hơn.
Ngoài ra, màu sắc sàn gỗ tại phòng ngủ cũng quan trọng không kém. Nội thất Toàn Thắng gợi ý bạn nên lựa chọn sàn gỗ có tông màu trầm để tạo cảm giác ấm cúng, giúp tinh thần được thoải mái, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Dựa vào độ dày của sàn gỗ
Độ dày của sàn gỗ tự nhiên là yếu tố tác động đến khả năng chịu lực của chúng. Bạn hãy dựa vào nhu cầu và tần suất sử dụng để lựa chọn sao cho thích hợp nhất.
Cụ thể, nếu chỉ để lát sàn cho hộ gia đình, thì độ dày chỉ cần từ 15 – 18mm là đã đủ đùng. Nhưng nếu để lát cho những địa điểm đông người qua lại như nhà hàng hay hội trường thì sẽ đòi hỏi loại sàn dày hơn.
Dựa vào độ bền
Mỗi loại gỗ tự nhiên khác nhau sẽ có độ bền khác nhau. Vì vậy, hãy căn cứ vào thời hạn sử dụng của gia đình mà đưa ra lựa chọn loại sàn gỗ tự nhiên phù hợp nhất.
Dựa vào giá thành
Bên cạnh những đặc tính về gỗ, bạn còn cần cân nhắc kỹ lưỡng về giá cả sao cho phù hợp với khả năng tài chính. Tất nhiên, giá thành lúc nào cũng sẽ đi đôi với chất lượng. Ưu tiên tiêu chí rẻ hoặc đề cao tính ổn định, lựa chọn cuối cùng là ở bạn.
Tham khảo thêm: Tại sao Sàn gỗ tốt thì giá thành cao?
Dựa vào màu sắc, họa tiết
Nhu cầu người dùng ngày càng cao, kéo theo đó là sự ra đời của nhiều mẫu sàn gỗ với nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau. Hiện nay, những tông màu phổ biến bao gồm: tông đỏ thể hiện sự đầm ấm, tông trắng hiện đại, tông đen toát lên sự huyền bí hay tông nâu trầm cho sự sang trọng, cổ điển,…
Lựa chọn nhà cung cấp
Muốn có được một sàn gỗ tự nhiên đẹp ưng ý, khâu lựa chọn nơi bán sẽ cực kỳ quan trọng. Hãy ưu tiên tìm đến những nhà cung cấp uy tín, kinh nghiệm lâu năm, có hẳn xưởng sản xuất riêng sẽ là một điểm cộng lớn,…
Họ không chỉ có thể giới thiệu cho bạn mẫu sàn gỗ phù hợp, mà còn mang lại sự chất lượng trên từng mét vuông sàn, cùng với đó là sự chuyên nghiệp trong mọi khâu dịch vụ từ tư vấn, báo giá đến lắp đặt, bảo hành.
Những câu hỏi thường gặp về sàn gỗ tự nhiên
Vừa rồi là những thông tin cơ bản mà bạn nên biết về sàn gỗ tự nhiên. Trong quá trình tìm hiểu, khách hàng thường sẽ có những câu hỏi mang tính chuyên sâu và quyết định hơn, giúp họ dễ chọn được loại sàn phù hợp.
Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất mà Nội thất Toàn Thắng tổng hợp được.
Sàn gỗ tự nhiên loại nào tốt?
Gỗ tự nhiên có rất nhiều chủng loại với vô vàn đặc tính, ưu điểm khác nhau. Đối với sàn gỗ tự nhiên, những loại tốt thường thuộc cây gỗ ở nhóm 1. Điển hình như: Sàn gỗ Cẩm Lai, sàn gỗ Giáng Hương, sàn gỗ Gõ đỏ Lào, sàn gỗ Teak Myanmar,… Và rất nhiên, sàn gỗ tốt, chất lượng cũng sẽ đi đôi với một mức giá cao hơn.
Sàn gỗ tự nhiên có tốt không?
Như những đặc tính đã được kể trên, sàn gỗ tự nhiên không chỉ tốt, mà còn rất sang trọng, bền, đẹp, thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Do đó, nếu khả năng tài chính của bạn có thể đáp ứng được cho việc lắp đặt sàn gỗ tự nhiên, đừng ngần ngại lựa chọn loại vật liệu cực kỳ đáng tiền này.
Độ dày của sàn gỗ tự nhiên là bao nhiêu?
Độ dày tiêu chuẩn của sàn gỗ tự nhiên hiện nay sẽ nằm ở khoảng từ 15mm hoặc 17mm. Đối với sàn ngoài trời thì chúng sẽ dày hơn một chút và thường là 20mm hoặc 25mm.
Sàn gỗ tự nhiên giá bao nhiêu?
Giá thành của sàn gỗ tự nhiên còn phụ thuộc vào chủng loại gỗ cũng như quy cách làm nên chúng. Do đó, mức giá này sẽ không cố định, thường sẽ dao động từ 700.000đ – 2.500.000đ/m2.
Vì sao nên lựa chọn sàn gỗ tự nhiên tại Nội thất Toàn Thắng?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp, thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên tại TPHCM cũng như một số khu vực lân cận, Nội thất Toàn Thắng tự hào là một trong những đơn vị đi đầu, đảm bảo mang đến cho khách hàng sự chất lượng cao nhất từ sản phẩm cho đến dịch vụ.
Nội thất Toàn Thắng không chỉ cung cấp sàn gỗ tự nhiên, mà còn có dịch vụ lắp đặt trọn gói theo yêu cầu của khách hàng. Từ ốp gỗ ngoài trời, nội thất phòng ngủ, phòng khách, sàn gỗ kỹ thuật, sàn gỗ ngoài trời,… đều được chúng tôi phục vụ một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Nhắc đến Nội thất Toàn Thắng, số đông khách hàng đều sẽ nghĩ ngay đến:
- Sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ chuyên nghiệp và sự chất lượng trong thi công lắp đặt của những người thợ có tay nghề hơn 10 năm kinh nghiệm.
- Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ vận chuyển cũng như chế độ bảo hành tốt, đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy hài lòng.
- Hệ thống nhà xưởng rộng lớn, máy móc hiện đại tọa lạc ngay tại Tân Uyên – Bình Dương.
- Sở hữu showroom tại vị trí trung tâm TPHCM, thuận tiện cho khách hàng qua xem mẫu. Đồng thời, dịch vụ lắp đặt, bảo hành cũng trở nên nhanh chóng hơn, ngay cả khi khách hàng cần gấp.
- Giá thành cực kỳ cạnh tranh do chúng tôi có hệ thống nhà xưởng riêng, không qua trung gian.
Để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn về các loại sàn gỗ tự nhiên, sát với nhu cầu của gia đình, bạn hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc trực tiếp đến cửa hàng của Nội thất Toàn Thắng.