Nẹp sàn gỗ được biết đến là loại phụ kiện bắt buộc phải có trong quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng cũng như giá cả của loại nẹp này. Bài viết sau đây của Toàn Thắng sẽ cập nhật cho anh em những thông tin chi tiết nhất. Đừng bỏ qua nhé.
Mục lục
Đôi nét cần biết về nẹp sàn gỗ
Nẹp sàn gỗ là một vật liệu rất quan trọng nhưng lại không có nhiều người biết đến. Các mục dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này.
Nẹp sàn gỗ là gì?
Đây là một phụ kiện được dùng trong việc thi công lắp đặt sàn gỗ. Chúng thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, nhựa, nhôm, inox… Nẹp sàn gỗ được sử dụng để trang trí và che lấp những khoảng trống ở mép sàn gỗ và tường hoặc ngạch cửa.
Thường nẹp sàn gỗ chuyên dụng được sản xuất để phục vụ cho thi công sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa giả gỗ. Còn đối với sàn gỗ tự nhiên thì sẽ ít có sự lựa chọn hơn.
Công dụng của Nẹp sàn gỗ
Như chúng ta đã biết, trong quá trình thi công sàn gỗ luôn đòi hỏi phải có sự chính xác, tỉ mỉ. Bên cạnh đó phải tạo được sự thống nhất để tăng tính thẩm mỹ. Hơn nữa để kết thúc quá trình lắp đặt thì không thể thiếu các loại nẹp sàn gỗ. Chúng mang đến những công dụng hữu hiệu sau:
- Tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sàn gỗ ngôi nhà của bạn.
- Nối các sàn lại với nhau, kết thúc các mặt sàn gỗ.
- Xử lý những chỗ cao thấp hay tạo ra điểm nhấn, vật cản cho người đi lại tránh vấp ngã.
- Tạo sự kết nối liền mạch giữa sàn gỗ và các bề mặt khác nhau như tường, cửa, ngăn ngừa bụi bẩn và cặn bẩn xâm nhập vào dưới sàn.
- Bảo vệ các cạnh và góc của sàn gỗ khỏi sự trầy xước, va đập, và hao mòn. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của sàn gỗ và duy trì vẻ đẹp của nó.
Xem thêm: Bảng giá nẹp đồng trang trí
Phân loại các loại nẹp sàn gỗ
Hiện nay, có vô số các loại nẹp sàn. Mỗi loại nẹp đều có đặc điểm và công dụng riêng cho từng loại công trình thi công. Sau đây là các loại phổ biến mà bạn có thể sử dụng đến:
Dựa trên công dụng
Dựa trên công dụng, nẹp sàn gỗ được chia thành các loại như sau:
- Nẹp nối sàn gỗ (Nẹp T): sản phẩm này thường dùng để ngăn phòng, hoặc kết nối giữa hai phòng có mặt sàn bằng nhau. Phổ biến hơn là lắp tại sàn mép cửa với không gian bên ngoài.
- Nẹp kết thúc sàn gỗ (Nẹp F hoặc Nẹp L): dùng để kết thúc tại các vị trí tiếp giáp giữa chân tường và sàn. Nơi không thể lắp len như: vách nhôm, kính. Giúp tăng tính thẩm mỹ, che đi những khuyết điểm sàn, những khe rãnh.
- Nẹp cầu thang (Nẹp F chân dài): được sử dụng để gắn mặt bậc và cổ bậc cầu thang. Tác dụng của nó là giúp bảo vệ mép sàn, che phần sàn ốp cầu thang, tạo nét thẩm mỹ cho cầu thang.
Dựa trên chất liệu
Dựa trên chất liệu, nẹp sàn gỗ được chia thành:
- Nẹp đồng sàn gỗ: với 100% được làm từ đồng thau. Ưu điểm là đảm bảo giảm thiểu sự mài mòn, màu sắc trong quá trình sử dụng. Có thể đánh bóng để tiếp tục sử dụng nếu nẹp bị cũ. Bên cạnh đó, có thể tùy chỉnh màu sắc để phù hợp với kiến trúc ngôi nhà đang ở.
- Nẹp hợp kim vân gỗ: đây là loại nẹp chỉ có nẹp T và F, chất lượng cao, vân gỗ được in rất sắc nét. Chúng thường được sử dụng với sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp cao cấp.
- Nẹp Inox 304: loại này có rất nhiều chủng loại và kích thước khác nhau, khách hàng có thể tùy chọn theo sở thích. Chúng có ưu điểm là chống rỉ sét tuyệt vời và phù hợp với các kiến trúc hiện đại. Loại nẹp này bao gồm Nẹp F, Nẹp T, Nẹp L, Nẹp La, Nẹp U…
- Nẹp nhựa vân gỗ: bao gồm Nẹp T, Nẹp F, Nẹp cầu thang. Chúng được in họa tiết vân gỗ cũng khá đẹp, giá thành rẻ, thông dụng, có thể mua bất cứ đâu, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Nẹp T, Nẹp F, Nẹp cầu thang.
Cách lắp đặt nẹp sàn gỗ
Để lắp đặt nẹp cho sàn gỗ thì cần phải sử dụng keo chuyên dụng dùng trong xây dựng. Nó nhằm liên kết với các vật liệu gạch, đá, gỗ, kính. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với vít để cố định nẹp xuống sàn.
Xem thêm: Những phụ kiện sàn gỗ cần thiết khi thực hiện thi công lót sàn gỗ
Những lưu ý trong quá trình sử dụng nẹp sàn gỗ
Để nẹp đạt được độ bền tốt nhất trong quá trình thi công và sử dụng thì cần chú ý một vài điều. Cụ thể như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ kim loại để vệ sinh nẹp vì sẽ làm xước bề mặt nẹp.
- Khi vết bẩn bám dính vào nẹp thì nên dùng giẻ thấm nước để lau. Có thể kết hợp với các chất tẩy rửa gia dụng nhẹ như: nước lau sàn, nước rửa kính,… để thực hiện dễ dàng hơn .
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có tính ăn mòn cao vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền của nẹp.
Chi tiết bảng báo giá nẹp sàn gỗ tại Nội thất Toàn Thắng
Dưới đây sẽ là bảng báo giá chi tiết về các loại nẹp sàn gỗ tại công ty Toàn Thắng cho bạn đọc tham khảo.
STT | LOẠI NẸP | QUY CÁCH (CAOxDÀIxRỘNG | ĐƠN GIÁ/MD | GHI CHÚ |
1 | Nẹp nhựa | 12x30x2700mm | 710.000đ | m2 |
2 | Nẹp nhôm | 12x30x2700mm | 750.000đ | m2 |
3 | Nẹp hộp kim | 12x30x2700mm | 770.000đ | m2 |
4 | Nẹp đồng thau | 12x25x dài theo yêu cầu | 830.000đ | m2 |
Xem thêm: Đơn vị thi công sàn gỗ uy tín
Khi lựa chọn Nội thất Toàn Thắng với uy tín là đơn vị thi công sàn gỗ tại TPHCM TOP đầu, nhân viên công ty cũng sẽ tư vấn rõ ràng để khách hàng có thể lựa chọn loại sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó còn có các chính sách bảo hành sản phẩm cực tốt, hỗ trợ vận chuyển linh hoạt.
Trên đây là một vài thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nẹp sàn gỗ. Nếu bạn đang có nhu cầu sửa sang, lắp đặt lại sàn cho nhà ở, công trình thì hãy nhấc máy và gọi ngay cho Nội thất Toàn Thắng nhé.