Hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực chi tiết, đơn giản

5/5 - (1 bình chọn)

Sàn nhựa chịu lực là một giải pháp hoàn hảo cho các công trình gác lững, khả năng chịu lực tốt và thi công nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để thi công sàn nhựa chịu lực đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực qua các bước
Hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực qua các bước

Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết

Trước khi bắt đầu thi công sàn nhựa chịu lực, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ sau:

  • Thanh sàn nhựa chịu lực
  • Khung xương thép mạ kẽm, inox hoặc nhôm
  • Máy khoan, Máy cưa cầm tay, Máy Hàn, Máy Laser cân bằng.
  • Vít tự khoan đầu bằng
  • Thước đo, bút đánh dấu
  • Dao cắt chuyên dụng
Chuẩn bị vật tư sàn nhựa chịu lực và các dụng cụ cần thiết
Chuẩn bị vật tư sàn nhựa chịu lực và các dụng cụ cần thiết

Chi tiết các bước thi công sàn nhựa chịu lực

Bước 1: Dựng khung xương

  • Sử dụng khung xương thép hoặc nhôm để tạo hệ thống đỡ sàn.
  • Khoảng cách giữa các thanh khung xương dao động từ 30 – 40 cm để đảm bảo độ cứng và chịu lực tốt.
  • Kiểm tra độ phẳng của khung xương bằng thước lazer.
Bước đầu tiên là hàn hệ thống khung xương chịu lực bên dưới
Bước đầu tiên là hàn hệ thống khung xương chịu lực bên dưới

Bước 2: Cắt thanh sàn nhựa

  • Đặt thanh sàn nhựa lên trên hệ khung xương ướm thử và cắt theo độ dài phù hợp.
  • Căn chỉnh đúng vị trí trước khi cố định để tránh sai lệch.
Cắt thanh sàn nhựa chịu lực theo bản vẽ
Cắt thanh sàn nhựa chịu lực theo bản vẽ

Bước 3: Bôi keo vào khung xương

  • Sử dụng keo chuyên dụng bôi đều lên bề mặt khung xương để tăng độ bám dính cho thanh sàn nhựa.
  • Đợi keo khô nhẹ trước khi lắp đặt thanh sàn.
Bôi keo chuyên dụng vào mặt thanh xương sắt
Bôi keo chuyên dụng vào mặt thanh xương sắt

Bước 4: Bôi keo vào hèm âm

Trước khi lắp thanh sàn tiếp theo, bôi một lớp keo chuyên dụng vào hèm âm để tăng độ kết dính.

Bổ sung thêm keo vào hèm nối để tăng độ liên kết
Bổ sung thêm keo vào hèm nối để tăng độ liên kết

Bước 5: Ghép hèm dương vào hèm âm

  • Lắp ghép hèm dương của thanh sàn mới vào hèm âm của thanh đã lắp đặt trước đó.
  • Dùng tay nhấn mạnh hoặc dụng cụ hỗ trợ để đảm bảo hèm khóa khít và chắc chắn.
thi cong san nhua chiu luc 10 7
Hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực qua các bước

Bước 6: Cố định sàn bằng vít tự khoan

  • Dùng vít tự khoan đầu bằng để bắt cố định sàn nhựa vào hệ khung.
  • Khoảng cách giữa các vít nên từ 20 – 30 cm để đảm bảo sàn chắc chắn.
Cố định tấm sàn chịu lực xuống khung xương bằng vít
Cố định tấm sàn chịu lực xuống khung xương bằng vít

Bước 7: Kiểm tra và hoàn thiện

  • Kiểm tra toàn bộ mặt sàn để đảm bảo các thanh sàn được lắp đặt ngay ngắn và chắc chắn.
  • Vệ sinh bề mặt sàn, lau sạch keo thừa và hoàn thiện công trình.
Kiểm tra và hoàn thiện để sàn nhựa chịu lực cho chủ đầu tư
Kiểm tra và hoàn thiện để sàn nhựa chịu lực cho chủ đầu tư

Lưu ý quan trọng khi thi công sàn nhựa chịu lực

  • Đảm bảo hệ khung xương vững chắc, khoảng độ đảm bảo để sàn không bị võng hoặc cong vênh.
  • Bôi keo đúng cách và đủ lượng để tăng khả năng bám dính và tránh hiện tượng hở hèm.
  • Cố định vít đúng kỹ thuật để sàn chịu lực tốt và không bị xê dịch.
  • Không sử dụng lực quá mạnh khi ghép hèm để tránh làm hỏng hèm khóa.
Lưu ý quan trọng khi thi công sàn nhựa chịu lực để tăng tuổi thọ
Lưu ý quan trọng khi thi công sàn nhựa chịu lực để tăng tuổi thọ

Kết luận

Thi công sàn nhựa chịu lực không quá phức tạp nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Với hướng dẫn trên, bạn có thể dễ dàng lắp đặt sàn nhựa bền đẹp, chắc chắn và phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

Nội thất Toàn Thắng - đơn vị cung cấp sàn nhựa chịu lựcuy tín
Nội thất Toàn Thắng – đơn vị cung cấp sàn nhựa chịu lựcuy tín

Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với Nội thất Toàn Thắng – đơn vị cung cấp sàn nhựa chịu lực uy tín để được hướng dẫn chi tiết hơn. Hotline: 0901.242.777

icon icon icon